Xử lý khi bị bệnh giời leo

“Giời leo” là bệnh tổn thương ngoài da do tiếp xúc với côn trùng. Hiện bệnh “giời leo” đang bùng phát mạnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả khi bị “giời leo”.

1. Điều trị theo tây y
– Bạn cần dùng loại muối kiềm trung hòa để loại bỏ axit còn ở trên da bằng cách hòa Natribicacbonat với nước sạch sền sệt, sau đó đắp vào vết thương từ 15 – 20 phút .
– Căn cứ vào vết “giời leo” bạn nên sử dụng các loại thuốc bôi hợp lý. Nếu vết “giời leo” tiết ra nhiều dịch mủ hãy bôi thuốc một trong các loại thuốc như dalibour, castelani,.. Loại thuốc này có tác dụng làm dịu da, hút dịch. Trường hợp tổn thương có mủ hãy uống Amoxicilin hoặc Erythromycin.
– Bạn không nên băng kín vết “giời leo” mà hãy để hở và thường xuyên dùng bông sạch thấm dịch tiết ra từ vết “giời leo”.
– Để tránh nhiễm trùng và sốt có thể uống kháng sinh loại nhẹ.2. Điều trị theo Đông y
– Nguyên liệu: kinh giới, phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, cát cánh, bạch phục linh, cam thảo, xuyên khung, bạc hà. (mỗi loại 8g)
– Cách sắc: Cho các vị thuốc trên vào sắc với 3 bát nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn 1 bát nước thì chắt uống.
– Liều lượng: Ngày uống hai lần vào buổi sáng và buổi tối.
– Ngoài ra, bạn có thể tìm mua tinh dầu mù u (Jnoca) tại các hiệu thuốc Đông y để bôi. Khi bôi trực tiếp vào vết “giời leo” có tác dụng sát trùng, mát da và làm ngưng sự phát triển của bệnh.

3. Điều trị theo kinh nghiệm dân gian
– Dùng đỗ xanh, gạo nếp, cửu thần tán với lượng vừa đủ nhai nát rồi đắp vào vết “giời leo” từ 15 -20 phút, ngày đắp từ 4-5 lượt.
– Dùng lá khổ qua (mướp đắng) nhai nhuyễn rồi đắp vào vết “giời leo”. Đắp liên tục mỗi lượt từ 10 -15 phút.
– Lấy mủ trong trái sung non hoặc mủ từ vỏ cây sung bôi lên vết thương, mỗi ngày bôi 2 lần
– Dùng lá trúc đào, sau đó đốt thành than, đem tán mịn hòa với dầu dừa bôi lên vùng “giời leo” 2 lượt trong ngày.

4. Lưu ý

– Khi bị “giời leo” tuyệt đối không được gãi, cạo sẽ làm cho vết “giời leo” bị tổn thương sâu hơn, lan rộng hơn và dễ bị nhiễm trùng.
– Bạn không nên ăn các thực phẩm cay, nóng. Hãy bổ sung nhiều nước đặc biệt là các loại nước có tác dụng giải nhiệt như nước cam, chanh,…
– Trong thời gian bị “giời leo” sức đề kháng của cơ thể đang kém. Vì vậy, bạn nên giữ ấm, tránh hoạt động mạnh và kết hợp nghỉ nghơi hợp lý để cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn.

Theo aFamily

Các tin khác:

Bình luận về bài viết này